Chat with us, powered by LiveChat

Gà Bị Khò Khè – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Gà bị khò khè là triệu chứng thường xuyên bắt gặp ở các cá thể gà đẻ, gà thịt, gà đá. Khi phát hiện triệu chứng gà bị khó thở, khò khè sư kê nên áp dụng những phương pháp chữa trị mà Boga388 chia sẻ ngay tại bài viết sau! 

Triệu chứng nhận biết chính xác gà bị khò khè

Gà bị khò khè có rất nhiều triệu chứng giúp chủ nuôi nhanh chóng nhận ra và tìm được phương pháp chữa trị kịp thời. Khi gà bị mắc chứng khó thở, khò khè ở cổ họng sẽ có những biểu hiện điển hình sau:

gà bị khò khè
Cùng Boga388 tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị gà bị khò khè hiệu quả
  • Gà đá: khi thi đấu bị hụt hơi, sức bền kém, gà phải mở to miệng để thở khi thi đấu. 
  • Gà thịt: gà luôn mở rộng mỏ để thở dễ dàng hơn kèm với nhiều biểu hiện như đi phân xanh, chảy nước miếng, sưng mắt, sưng mắt,…
  • Gà đẻ : thường ốm yếu và kén ăn, khó thở khi bị khò khè. Năng suất trứng thấp, chất lượng trứng không ổn định. 
gà bị khò khè
Những triệu chứng dễ nhận biết khi gà bị khò khè

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng gà bị khò khè

Có vô số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thời tiết giao mùa và chế độ sinh hoạt không ổn định. 

Do thời tiết

Thay đổi thời tiết là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà bị khò khè nặng. Những khoảng thời gian giao từ mùa xuân sang hè, thu sang đông chúng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Điều này dẫn đến việc bị khò khè, ốm trong, biếng ăn,… ở gà. 

Nhất là những nơi có thời tiết lạnh hoặc mùa đông khắc nghiệt sẽ dễ khiến cổ họng gà sưng tấy khi không được ủ ấm đúng cách. 

Do bệnh CRD

Nếu quan sát thấy gà bị khò khè thì khả năng cao đây chính là hiện tượng của bệnh CRD. CRD sẽ khiến gà sổ mũi, phải thở bằng miệng và làm mắt tiết bọt trắng. Những triệu chứng này là do virus Mycoplasma Gallsepticum gây nên. 

Nếu thật sự gà mắc CRD sẽ thực sự nguy hiểm cho cả đàn. Vì vậy, khi phát hiện gà đá bị bệnh chủ nuôi hãy nhanh chóng tách chuồng để virus không lây lan rộng. 

gà bị khò khè
Những nguyên nhân chính khiến gà có triệu chứng khò khè

Gà không được vỗ đờm khi đá

Vỗ đờm là một kỹ năng sư kê cần biết để giúp giảm thiểu những trở ngại khi chiến kê tham gia thi đấu. Trong thời gian thi đấu, chiến kê sẽ gặp phải rất nhiều trường hợp như: nuốt phải lông của đối thủ, tụ máu lúc chiến đấu,… Vì vậy, sư kê nên học hỏi kỹ thuật vỗ đờm giúp chiến kê ổn định và thi đấu hiệu quả. 

Nếu không để lâu dài sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm hoành hành trong cơ thể gà đá. Đặc biệt, nếu bị tụ máu trong cổ họng quá lâu sẽ dễ khiến chiến kê bị tử vong.

Gà đá bị chấn thương đa thanh quản

Gà bị khò khè có thể do bị chấn thương đa thanh quản sau khi thi đấu. Trong cuộc đối đầu, chiến kê vô số lần bị đối thủ ra đòn vào những nơi gần dây thanh quản. Khiến cho vị trí này ở gà đá bị chấn thương tuỳ mức độ. Nếu nhẹ thì gà đá chỉ bị khò khè, nặng thì có thể đứt dây thanh quản và tử vong ngay lập tức.

Gà đá bị viêm màng cầu trên thanh quản

Chấn thương viêm màng cầu cùng là một trong những nguyên nhân chính khiến gà bị khò khè không thôi. Đối thủ khi thi đấu sẽ thường nhằm vào vị trí cổ, dây thanh quản của gà đá để ra đòn. Điều này dẫn đến việc gà đá bị viêm màng cầu gây hiện tượng tràn dịch và thanh quản bị sưng phồng.

Viêm màng cầu cần được xử lý thật nhanh để tránh bị sưng phồng làm ảnh hưởng đến dây thanh quản của chiến kê. 

gà bị khò khè
Gà đá bị chấn thương thanh quản rất dễ bị khò khè

Những loại thuốc giúp chữa trị gà bị khò khè hiệu quả nhất

Khi quan sát thấy gà có những biểu hiện trên thì chủ nuôi nên cho chúng sử dụng những loại thuốc sau: 

Ampi – Coli

Ampi – Coli là loại thuốc có thể điều trị tất cả các tình trạng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá đối với với gia cầm. Chủ nuôi hãy cho gà sử dụng Ampi – Coli với liều lượng như sau:

  • Đối với dạng thức ăn sư kê có thể trộn tầm 100g vào thức ăn của một đàn gà khoảng từ 50 – 60 con.
  • Đối với dạng nước uống pha loãng Ampi – Coli với 25 lít nước uống cho khoảng 250kg gà. 

Xem thêm : Phương pháp cách trị gà rù bằng tỏi siêu hay từ dân gian.

Cefa XL Gold

Cefa XL Gold – sản phẩm thuốc dạng tiêm đặc trị các triệu chứng gà bị khò khè, bị hen. Không những vậy, loại thuốc dạng tiêm này còn có thể điều trị bệnh hô hấp hoặc rối loạn sinh sản do virus ở gà. Liều lượng tham khảo để tiêm Cefa XL Gold cho gà đá như sau:

  • Tiêm 1ml đối với 6kg – 8kg trọng lượng ở dưới da cho gà. 

Dogen Pharm

Dogen Pharm – thuốc đặc trị cho gà đá có hiện tượng bị khò khè, sổ mũi. Đây là loại thuốc điều trị hiệu quả các loại vi khuẩn gây khó thở và nhiễm trùng đường hô hấp ở gà đá. Liều lượng dùng Dogen Pharm khuyến cáo như sau:

  • Dùng 1g thuốc cho 6kg – 8kg thể trọng mỗi ngày (pha bột với thức ăn) 
  • Sử dụng 1g thuốc Dogen Pharm pha vào 2 lít nước cho gà uống mỗi ngày. 
gà bị khò khè
Thuốc chữa gà bị khó thở, khò khè hiệu quả – Ampi Coli, Cefa XL Gold, Dogen Pharm

Tylogen 200

Tylogen là thuốc đặc trị chữa gà bị khò khè, viêm phổi, CRD, suyễn lợn, tụ huyết trùng,… và rất nhiều bệnh lý khác ở gia súc, gia cầm. Chủ nuôi hãy cho gà sử dụng thuốc trong vòng 7 ngày với liều lượng như sau:

  • Tiêm bắp mỗi ngày 1 lần liên tục trong 3 – 5 ngày liều lượng 1ml cho 5kg – 7kg trọng lượng. 

Phụ gia vi sinh

Ngoài ra, nếu gà bị khò khè triệu chứng nhẹ thì sư kê có thể cho chúng sử dụng phụ gia vi sinh như Probiotics. Loại phụ gia vi sinh này chứa các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng ở gà đá sau có vết thương sau khi chiến đấu. 

Tuy nhiên, chất phụ gia vi sinh chỉ nên sử dụng ở một liều lượng cụ thể. Phụ gia vi sinh Probiotics có thể dễ dàng tìm thấy ở những nhà thuốc thú y ở khắp mọi nơi. Vì vậy, chủ nuôi có thể tham khảo chỉ định và liều lượng của bác sĩ trước khi cho gà sử dụng. 

gà bị khò khè
Boga388 giới thiệu thuốc và phụ gia vi sinh chữa gà bị bệnh khò khè

Làm sao để phòng bệnh gà bị khò khè?

Để gà đá hạn chế được triệu chứng bị khò khè mỗi khi thay đổi thời tiết và sau khi thi đấu chủ nuôi hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ cho môi trường sống của gà đá.
  • Đặt máy sưởi và có biện pháp làm ấm chuồng gà khi thời tiết trở lạnh.
  • Tiêm phòng các bệnh lý về đường hô hấp cho gà đúng thời điểm. 
  • Đối với gà đá thực hiện om bóp da và vỗ đờm cho chiến kê sau khi thi đấu. 
  • Thường xuyên bổ sung các loại vitamin bổ dưỡng hoặc kháng sinh tự nhiên như tỏi cho gà đá để gia cầm được tăng sức đề kháng. 
  • Cần cách ly ngay những cá thể gà bị khò khè nhiễm bệnh để tránh lây lan mạnh trong đàn. 

Tuy gà bị khò khè là một triệu chứng thường gặp nhưng nếu chủ nuôi không tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời sẽ dễ khiến bệnh tình trở nặng. Vì vậy sư kê hãy áp dụng những kiến thức nuôi gà phòng bệnh mà Boga388 chia sẻ ở trên để đàn gà luôn được khỏe mạnh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *