Bệnh đậu gà là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều gia cầm tử vong và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho các trang trại. Vì vậy, những thông tin về cách chữa trị và phòng ngừa bệnh đậu gà luôn được nhiều chủ nuôi quan tâm. Hãy cùng nhà cái Boga388 tìm hiểu phương pháp điều trị và phòng chống bệnh lý nguy hiểm này ngay tại bài viết sau đây nhé!
Thông tin sơ lược về bệnh đậu gà chủ nuôi cần biết
Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa và chữa trị bệnh lý nguy hiểm này thì bạn đọc hãy cùng Boga388 điểm qua một vài thông tin sơ lược về bệnh đậu gà.
Khái niệm bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà hay còn có những tên gọi khác như Fowl pox hoặc cúm gà. Đây là một căn bệnh lây truyền nhanh chóng bởi Virus tồn tại ở môi trường sống của gia cầm.
Đậu gà thường xuất hiện ở những cá thể gia cầm khoảng tầm từ 25 – 50 ngày tuổi. Bệnh lý này sẽ khiến cơ thể gia cầm mọc mụn, chảy mủ, làm loét niêm mạc,…
Nếu không được điều trị kịp thời gà bị nổi mụn đậu rất dễ bị mất sức, chán ăn dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh Fowl pox ở gà
Virus gây nên bệnh lý fowl pox ở gà có thể tồn tại được qua rất nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Nó có thể tồn tại trong môi trường khô hạn, ẩm ướt, nhiệt độ cao và ngay cả trong thời tiết giá rét. Chủ yếu những nguyên nhân khiến gà mọc mụn đậu phải kể đến như sau:
- Lây lan qua môi trường tiếp xúc giữa cá thể này sang cá thể khác trong cùng chuồng nuôi.
- Muỗi và ruồi thường xuyên xuất hiện ở môi trường sống của gia cầm cũng là một trong những trung gian gây nhiễm bệnh.
- Virus có thể lây truyền vào cơ thể gia cầm trong môi trường ăn uống.
Các triệu chứng đậu gà xuất hiện ở gia cầm
Triệu chứng của bệnh đậu gà có thể xuất hiện kèm với 3 biểu hiện sau đây:
Phát bệnh ngoài da
Xuất hiện ở dạng cục u mọc ở những vị trí quanh mắt, mí mắt, miệng, hậu môn, cánh hoặc mào và chân gà. Những cục u này sẽ có kích thước ngày càng tăng lên làm giảm thị lực và khả năng nạp thức ăn của gia cầm. Ngoài ra, gà có thể có thêm triệu chứng như đi ngoài ra phân lỏng.
Nếu để lâu dài những cục u ở các vị trí này sẽ gây nên triệu chứng viêm niêm mạc mắt, viêm kết mạc, viêm phổi,…
Trong giai đoạn đầu tiên xuất hiện bệnh đậu gà cơ thể gia cầm sẽ chỉ mọc lên các cục mụn nhỏ. Sư kê phải chú ý quan sát kỹ càng mới dễ dàng thấy được. Dần dần các cục mụn này sẽ tăng kích thước to bằng hạt đậu, sần sùi và có dấu hiệu chảy mủ sau một thời gian.
Phát bệnh trong yết hầu gia cầm
Gà con chính là đối tượng thường xuyên bị phát bệnh trong yết hầu. Những cục mụn mủ sẽ xuất hiện trong niêm mạc mắt. Đồng thời, ở miệng và cổ họng gia cầm sẽ bị bao phủ bởi một lớp màng có màu trắng vàng khiến gà gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Gia cầm mắc bệnh thường xuyên chảy dịch nhầy và mủ màu vàng hoặc trắng.
Xem thêm :Chi tiết >>> Bệnh Ib ở gà
Phát bệnh hỗn hợp
Gà mắc cả hai loại bệnh đậu gà kể trên được xếp vào triệu chứng bệnh hỗn hợp. Khi mắc phải tình trạng này tỷ lệ tử vong ở gia cầm sẽ cao hơn bao giờ hết. Gà con rất dễ bị bệnh đậu gà thể hỗn hợp do sức đề kháng kém, dẫn đến việc dễ bị nhiễm bệnh.
Các hướng điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất hiện nay
Để điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất chủ nuôi cần phải chia ra và tìm phương pháp chữa trị theo từng trường hợp như sau:
Chữa trị mụn đậu ngoài da
Nếu gà mới mọc những nốt mụn đậu ngoài da và chưa phát triển về kích thước thì chủ nuôi nên chữa trị theo phương án sau:
- Đầu tiên, chủ nuôi phải loại bỏ đi lớp màng trên những cục mụn đậu.
- Khử trùng cho gia cầm bằng những dung dịch sát khuẩn như Iodine, Povidine, Hi – Iodine 10%
- Bôi thuốc mỡ vào những vùng da và gia cầm bị mụn đậu bằng những loại thuốc như Terramycin, Gentamicin mỗi ngày cho đến khi gà khỏi hẳn.
Chữa trị mụn đậu xuất hiện ở miệng
Đối với những gia cầm nổi các vết mụn đậu ở miệng sư kê chỉ cần thực hiện các bước chữa trị đơn giản sau: Sử dụng nước chanh pha loãng rửa sạch các vết mụn đậu xuất hiện ở miệng gia cầm. Dùng cách này mỗi ngày cho đến khi nốt mụn giảm hẳn. Có thể kết hợp các loại thuốc bôi ngoài da cho gà để tăng hiệu quả.
Chữa trị mụn đậu xuất hiện ở mắt
Vùng mắt của gà khá nhạy cảm, vì vậy nếu sư kê không chữa trị đúng cách có thể gây hại cho gà.
- Rửa sạch mụn đậu bằng nước muối sinh lý với nồng độ 0.9%. Lưu ý nên lau nhẹ nhàng và hạn chế để nước muối tiếp xúc với mắt của gia cầm.
- Tiếp tục nhỏ một lượng vừa phải Gentamycin dạng lỏng vào những vết mụn bệnh đậu gà.
- Bôi thêm thuốc mỡ Terramycin và Gentamycin mỗi ngày cho đến khi nốt mụn tiêu tan hoàn toàn.
Chữa trị mụn đậu xuất hiện ở ruột
Khi mụn bệnh đậu gà xuất hiện ở ruột là lúc bệnh lý đã có những biến chứng nặng cần phải điều trị bằng kháng sinh.
- Chủ nuôi có thể cho gia cầm điều trị mụn đậu xuất hiện ở ruột bằng những loại thuốc sau đây: Flormax, Bio Ampicoli, Doxy 50 hoặc Coli Cox.
- Khi sử dụng kháng sinh chủ nuôi cần cho gà giải độc và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung: Anagin C, Forentic, Gluco KC. Bà con có thể hoà tan các loại thuốc này cùng nước sạch và cho gà sử dụng trong vòng hơn 2 tuần.
Hướng dẫn phương pháp phòng ngừa bệnh đậu gà hiệu quả nhất
Để hạn chế tình trạng bệnh đậu gà lây lan, làm tử vong nhiều gia cầm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế thì chủ nuôi phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Khử trùng chuồng trại gia cầm ít nhất 4 tháng 1 lần để ngăn ngừa Virus lây lan.
- Gia cầm đạt 10 ngày tuổi nên nhanh chóng được tiêm vacxin phòng bệnh đậu gà hiệu quả.
- Vệ sinh dụng cụ sử dụng trong việc ăn uống ở gà, không để ruồi muỗi xuất hiện quá nhiều trong môi trường sinh sống của gia cầm.
- Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất kháng sinh, điện giải để gà tăng cường sức khỏe.
Hãy áp dụng những phương pháp phòng trị bệnh đậu gà mà Boga388 đã chia sẻ để đẩy lùi nguy cơ khiến gia cầm bị tử vong. Ngoài ra, sư kê cũng có thể tham khảo nhiều cách chữa trị các bệnh lý nguy hiểm khác ở gia cầm tại mục kiến thức nuôi gà của nhà cái mỗi ngày!