Khi thời tiết chuyển mùa bệnh tụ huyết trùng ở gà rất dễ bùng phát ở các trang trại. Tìm ra cách chữa bệnh lý này cũng là một vấn đề khá đau đầu đối với nhiều bà con chăn nuôi gà hiện nay. Biết được điều đó,nhà cái Boga388 xin chia sẻ cách phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên cơ thể gia cầm hiệu quả ngay tại bài viết sau!
Những nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Nhiễm vi khuẩn Pasteurella aviseptica là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tụ huyết trùng ở gà. Mọi lứa tuổi gia cầm có thể dễ dàng mắc căn bệnh này nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời.
Vi khuẩn Pasteurella aviseptica dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gia cầm là bởi những nguyên nhân sau:
- Thời tiết thay đổi, cộng với điều kiện vệ sinh của chuồng trại kém khiến vi khuẩn có môi trường phát triển.
- Gà ăn phải thức ăn bị mốc, ôi thiu do máng ăn lâu ngày chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Gà phát bệnh do lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương hở,….
Đặc biệt, vi khuẩn này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường sống, không khí và thức ăn, nước uống của gia cầm. Vì vậy, bệnh tụ huyết trùng ở gà khá dễ lây truyền và nguy hiểm.
Các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà theo cấp
Bệnh tụ huyết trùng ở gà biểu hiện theo từng cấp bậc khác nhau. Sư kê hãy chịu khó quan sát khi gia cầm có những triệu chứng sau:
Thể quá cấp tính
Gà nhiễm bệnh ở thể này cực kỳ nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ len lỏi trong từng tế bào trên cơ thể gia cầm và chúng thường tử vong mà không có bất kỳ một triệu chứng nào.
Nếu kịp quan sát bà con chỉ có thể thấy chúng ủ rũ cao độ trong vòng một thời gian khoảng tầm 1 – 2 giờ. Sau đó gà đột ngột tử vong không rõ triệu chứng.
Có những trường hợp gà đang hoạt động bình thường, gà mái đang nhảy ổ hoặc kiếm thức ăn lại lăn đùng ra chết do vi khuẩn đã xâm nhập vào đường máu.
Thể cấp tính
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thể cấp tính thường dễ xảy ra nhất ở thời điểm hiện nay. Thể cấp tính thường có những biểu hiện như gà ủ rũ, sốt cao từ 40 – 42 độ, bỏ ăn, xù lông, xõa cánh,…
Nếu quan sát kỹ càng sư kê sẽ thấy miệng, mũi hoặc mắt gà có thể chảy ra chất nhầy lẫn máu màu nâu sẫm. Hoặc gà có thể bị tiêu chảy ra phần màu trắng, nâu.
Thể cấp tính nếu để một thời gian lâu gà có biểu hiện cơ thể tím bầm, khó thở và có khả năng cao tử vong do ngạt thở.
Thể mãn tính
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thể mãn tính sẽ có những biểu hiện như viêm khớp, viêm phúc mạc mãn tính. Gia cầm mắc bệnh thường có biểu hiện ủ rũ, thường xuyên đi ngoài ra chất lỏng màu đỏ như lòng đỏ trứng gà. Nếu không kịp thời phát hiện gia cầm có thể bị tiêu chảy lâu dần tử vong do mất sức.
Xem thêm : Chi tiết cách chữa gà ăn không tiêu
Bệnh tích trong nội tạng khi gà bị tụ huyết trùng
Khi tử vong gà có thể để lại một số di chứng, bệnh tích rõ ràng trong các cơ quan nội tạng cơ thể. Điển hình như sau:
- Xác gà có thể vẫn béo và đầy đặn nhưng thịt nhão, tuy nhiên cơ thể có nhiều vết bầm tím do bị tụ huyết. Dưới lớp da bị thấm rất nhiều dịch nhớt keo nhầy.
- Tim có biểu hiện sưng phồng, lớp xoang bao quanh tim cũng bị trương to và chứa nhiều dịch thẩm xuất màu vàng. Đặc biệt, lớp mỡ đóng xung quanh thành tim có dấu hiệu bị xuất huyết.
- Phổi bị tụ máu, có dấu hiệu viêm phổi, phần phế quản có nhiều dịch nhầy kèm bọt màu vàng.
- Gan sưng kèm theo dấu hiệu bị thoái hoá mỡ, bề mặt gan xuất hiện các đốm hoại tử dày đặc tụ lại thành từng đám.
Hầu hết tất cả các bộ phận từ niêm mạc ruột, buồng trứng đến ống dẫn trứng trên cơ thể gà đều có dấu hiệu bị hoại tử và tụ máu. Các khớp xương sưng to chứa vô số dịch nhớt nhầy.
Phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất hiện nay
Để ngăn chặn bệnh tụ huyết trùng ở gà có cơ hội lây lan và phát triển sư kê cần phải tìm ra phác đồ điều trị đúng đắn. Sau đây Boga388 xin giới thiệu 2 phác đồ điều trị gia cầm bị tụ huyết trùng nhanh chóng nhất:
Phác đồ 1
Dùng những loại thuốc sau pha loãng với nước hoặc thức ăn:
- Thuốc Bio Amoxicillin: 10g/ 100kgP/ ngày cho gà sử dụng liên tiếp trong 3 ngày để thấy hiệu quả.
- Thuốc Ampicoli: 10g/ 100kgP/ ngày cho gà sử dụng liên tiếp trong 3 ngày để thấy hiệu quả.
- Thuốc Norflox – 10: 25ml/ 100kgP/ ngày cho gà sử dụng liên tiếp trong 3 ngày để thấy hiệu quả.
- Thuốc Enro 10: 25ml/ 100kgP/ ngày cho gà sử dụng liên tiếp trong 3 ngày để thấy hiệu quả.
- Thuốc T.Colivit: 20ml/ 100kgP/ ngày cho gà sử dụng liên tiếp trong 3 ngày để thấy hiệu quả.
Khi cho gà sử dụng những loại thuốc trên bà con nên cho gia cầm uống kết hợp các loại Vitamin, men tiêu hoá hoặc thuốc thải độc gan thận như: Permasol, Nopstress,… để giải độc thuốc tây cho gan và thận cho chúng.
Phác đồ 2
Nếu trong đàn đã có biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà thể quá cấp tính thì bà con nên lập tức tiêm cho gia cầm những loại thuốc như sau: Linspec 5/10 hoặc Lincospectoject: 1ml/ 3 – 4kg gà. Lưu ý, người nuôi phải tiêm liên tục trong vòng 3 ngày.
Sau 3 ngày tiêm thuốc bà con hãy cho gà sử dụng các loại thuốc đã được kê ở phác đồ 1 để đảm bảo bệnh tụ huyết trùng không có khả năng tái phát.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà nhanh chóng
Người nuôi nên chủ động phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà nhanh chóng bằng cách sau:
- Tiêm Vacxin cho gà khi chúng bắt đầu đủ một tháng tuổi. Chủ nuôi có thể sử dụng Vacxin vô hoạt tụ huyết trùng để tiêm cho gà với liều lượng 0.5 ml/ con.
- Chú ý đến môi trường sống, vệ sinh chuồng trại gà các dụng cụ ăn uống ở gà đá.
- Phun khử trùng chuồng nuôi 1 – 2 lần mỗi tuần để đảm bảo môi trường sống ở gia cầm sạch vi khuẩn.
- Bổ sung thêm thuốc bổ, men tiêu hoá cùng các chất kháng sinh tự nhiên vào thức ăn cho gà sử dụng mỗi ngày.
- Những ngày thời tiết trở đột ngột có thể cho gà sử dụng tỏi ngâm rượu để điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể gia cầm.
Việc phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà vô cùng dễ dàng. Vì vậy, sư kê phải nhanh chóng áp dụng những phương pháp từ kiến thức nuôi gà mà Boga388 đã chia sẻ để tránh ảnh hưởng đến năng suất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia cầm.