Gà bị mốc – dấu hiệu thường thấy ở cơ thể gà đá, gà chọi. Bệnh nấm mốc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như hiệu suất thi đấu của chiến kê nếu như không tìm được phương pháp điều trị kịp thời. Vì vậy hãy cùng Boga388 tìm cách ngăn ngừa nấm mốc ở gà đá ở bài viết ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu thông tin về dấu hiệu gà bị mốc
Gà bị mốc là tình trạng không hề hiếm gặp ở những cá thể chiến kê hiện nay. Khi gà mắc nấm chúng sẽ có những mảng trắng bám trên da gà gây ngứa ngáy, khó chịu. Nấm mốc có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể gà như đầu, cổ, thân và chân chiến lê.
Một khi chiến kê đã mắc phải chứng bệnh này thì thường vô cùng khó chịu và gây ra những hệ luỵ như sau:
- Gà mắc nấm dễ bị trụi lông, mất thẩm mỹ, các đốm trắng khiến da gà có những vết loang lổ và giảm giá trị.
- Gà mắc nấm rất ngứa ngáy, khó chịu, da gà bị mỏng và
- Lâu dần chúng sẽ trở nên chán ăn gầy gò ốm yếu rồi dẫn đến tử vong.
Những nguyên nhân khiến gà bị mốc da hiện nay
Nguyên nhân khiến gà bị mốc là do các loại vi khuẩn bám trên da lâu ngày bắt đầu phát triển. Điều kiện để vi khuẩn nấm mốc trên da gà hoành hành do những trường hợp sau:
Gà bị mốc do cách vệ sinh
Sau khi tham gia đá gà các sư kê thường tắm rửa, lau sạch vết thương trên cơ thể chúng. Tuy nhiên, đây lại là một cơ hội để vi khuẩn nấm mốc phát triển nếu không vệ sinh da gà đúng cách.
Ban đầu da chiến kê chỉ bị mốc một khoảng nhỏ rồi bắt đầu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể. Nếu gặp thời tiết mùa đông khô hanh thì vi khuẩn gây nấm mốc ở gà càng có cơ hội phát triển.
Đặc biệt, sư kê vệ sinh da gà hoặc sát trùng vết thương xong không để lông chúng được hong khô nhanh chóng thì rất dễ dẫn đến tình trạng nấm mốc.
Xem thêm : Khắc phục điều trị gà bị sưng chân hiệu quả
Do môi trường sống
Những chiến kê phải sống trong điều kiện môi trường quá ẩm thấp, thiếu ánh sáng, sẽ dễ mắc nấm. Chưa hết, môi trường sống ẩm thấp còn khiến gà dễ nhiễm các loại bệnh nguy hiểm như hen, mọc lông chậm. Nếu lâu dài chủ nuôi không tìm ra cách chữa trị chiến kê sẽ không thể đảm bảo sức.
Gà bị mốc do nhiễm bệnh
Những căn bệnh ngoài da ở gia cầm rất dễ lây lan, nhất là nấm mốc. Nếu sư kê không kịp tách những cá thể gà đá mang bệnh thì nấm mốc sẽ lây lan rất nhanh.
Đặc biệt, sau lúc thi đấu sư kê nên chuẩn bị một chiếc khăn riêng để tiến hành lau khắp người cho chiến kê. Tránh cho đối thủ mượn khăn hoặc sử dụng lại những vật dụng đối phương đã từng sử dụng.
Mốc do da gà quá khô và dày
Da quá khô và dày cũng là nguyên nhân chính khiến gà bị mốc. Bệnh nấm mốc thường chỉ xuất hiện ở gà chọi chứ rất ít khi thấy ở gà thịt. Lý do chính là gà chọi thường trụi lông ở phần đầu, cổ và ngực. Chính vì vậy những bộ phận này trên chiến kê đã mất đi lớp phòng bị làm da gà bị khô và dày.
Sự thiếu độ ẩm này nhanh chóng khiến chiến kê bị nấm mốc và lan nhanh sang các bộ phận khác.
Những cách chữa gà bị mốc hiệu quả nhất hiện nay
Tìm ra phương pháp chữa gà mốc da là vấn đề khiến khá nhiều sư kê đau đầu hiện nay. Sau đây, Boga388 xin giới thiệu những cách chữa gà bị mốc da vô cùng hiệu quả:
Trị gà mốc da bằng rượu ngâm nghệ
Cách trị gà mốc da bằng rượu ngâm nghệ hoàn toàn lành tính, an toàn nhờ sử dụng nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên. Quy trình làm rượu ngâm nghệ chữa da gà mốc như sau:
- Nguyên liệu: rượu trắng hoặc rượu nếp, nghệ, vỏ măng cụt và quế để thêm dậy mùi.
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo sau đó ngâm với rượu tầm 1 tháng trở lên.
- Sử dụng khăn bông thấm đẫm rượu ngâm nghệ và lau nhẹ nhàng trên cơ thể chiến kê.
- Bôi liên tục cho gà chọi trong vòng 1 tuần để thấy được sự hiệu quả.
Trị gà mốc da bằng rễ cây bạch hạc
Sử dụng rễ cây bạch lạc ngâm rượu để chữa gà bị mốc được nhiều sư kê áp dụng. Chủ nuôi chỉ cần ngâm rễ cây bạch lạc với rượu trắng hoặc rượu nếp 40 độ trong vòng 1 tháng trở lên.
Sau đó lại lấy hỗn hợp lau khắp cơ thể chiến kê mỗi ngày 2 – 3 lần trong vòng 1 tuần để thấy kết quả tốt nhất.
Trị gà mốc da bằng thuốc Alber – T
Thuốc Alber – T có nguồn gốc từ Thái Lan giúp đặc trị các chứng bệnh ngoài da ở gà đá. Loại thuốc này có thể giúp chiến kê lành sẹo nhanh chóng, kéo da non nhanh nhưng hạn chế tình trạng mưng mủ hoặc nhiễm trùng.
Sư kê có thể sử dụng Alber – T theo phương pháp như sau:
- Lấy dụng cụ cào nhẹ những vết mốc trên cơ thể chiến kê rồi dùng khăn lau thật sạch vùng bị mốc.
- Mỗi ngày thoa thuốc Alber – T lên vùng da gà bị mốc, lưu ý chỉ thoa một lớp mỏng.
- Giữ gà cho đến khi thuốc khô mới bắt đầu thả ra.
Thuốc đặc trị gà bị mốc sư kê nên dùng
Những phương pháp trị gà mốc da từ dân gian chỉ phù hợp cho những sư kê có nhiều thời gian. Tuy nhiên, những ai không kịp chuẩn bị các hỗn hợp thuốc nêu trên thì có thể sử dụng thuốc đặc trị như Nizoral, Corsin hoặc một số thuốc xịt ghẻ cho chó mèo khác.
Sử dụng những loại thuốc đặc trị tròng vòng 2 – 3 ngày sư kê sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Thế nhưng để lại khá nhiều tác dụng phụ trên cơ thể gà đá. Vì vậy, sư kê nên chịu khó áp dụng những phương pháp điều trị từ dân gian để hạn chế tác dụng phụ.
Những cách phòng bệnh gà bị mốc da hiệu quả nhất
Thay vì để gà đá mắc nấm mốc mới bắt đầu tìm cách điều trị thì hãy ưu tiên việc phòng ngừa loại bệnh này. Những biện pháp phòng bệnh cực kỳ đơn giản, sư kê chỉ cần thực hiện như sau:
- Đặt chuồng gà ở những khu vực thoáng mát, đón ánh mặt trời.
- Quan sát và phát hiện cá thể gà mắc bệnh từ sớm, sau đó tách biệt chiến kê này khỏi đàn để chữa bệnh.
- Đặc biệt, sau khi lau sạch hoặc tắm cho gà sư kê nên để gà phơi nắng để đảm bảo lông và da của chúng khô ráo nhanh chóng.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên của Boga388 sư kê đã trang bị được những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh gà bị mốc hiệu quả. Hãy nắm vững những kiến thức nuôi gà mà Boga388 đã chia sẻ để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất nhé!