Chat with us, powered by LiveChat

Gà Bị Sưng Chân – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Gà bị sưng chân nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tìm hiểu phương pháp chữa gà bị phù chân là vấn đề được nhiều chủ nuôi quan tâm nhất thời điểm hiện nay. Hiểu được điều đó nhà cái Boga388 xin chia sẻ tất cả các thông tin giúp các sư kê hiểu rõ về bệnh lý này trên cơ thể gà. 

Phát hiện gà bị sưng chân bằng những biểu hiện nào?

Khi gà bị sưng chân những dấu hiệu nhận biết hiện lên vô cùng rõ ràng như sau:

gà bị sưng chân
Cùng Boga388 tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị gà bị sưng chân
  • Chân gà bị phù lên, có thể ở một hoặc cả hai chân.
  • Mồng nhợt nhạt, lông xù, đi đứng loạng choạng và dần dần ủ rũ.
  • Nếu gà bắt đầu có triệu chứng nặng thêm thì sẽ có chất nhầy ở màng hoạt dịch ở vỏ gân, khớp.
  • Khi đụng vào chân gà kêu to vì đau nhức.

Khi thấy gà có những biểu hiện trên chủ nuôi phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp nhất. 

gà bị sưng chân
Những dấu hiệu giúp chủ kê phát hiện gà bị sưng chân

Nguyên nhân vật lý khiến gà bị sưng chân

Chủ yếu gà có dấu hiệu sưng chân là do những tác động vật lý vào bộ phận này trên cơ thể. Nhất là những cá thể gà đá, chúng thường xuyên vận động nên có thể mắc sưng chân từ những lý do sau: 

Gà sưng khớp gối

Gà bị thương ở khớp gối nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Lâu dần triệu chứng này sẽ trở thành chứng viêm khớp gối nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh này rất hay gặp ở những cá thể gà đá, gà thịt thường vận động và được nuôi thả vườn nhất là vào những ngày đông giá rét. 

Đặc biệt, gà là một loại gia cầm rất thích bay nhảy. Vì vậy trong quá trình vận động không thể tránh khỏi những lúc bị ngã hoặc kẹt chân làm ảnh hưởng đến khớp gối gây nên tình trạng sưng viêm. 

gà bị sưng chân
Những nguyên nhân vật lý dẫn đến việc gà sưng chân

Gà thi đấu ác liệt, vần vò quá nhiều

Những chiến kê thi đấu và tập luyện khá nhiều rất dễ bị thương ở phần đầu gối, bàn chân. Sau khi thi đấu nếu sư kê không có biện pháp giúp gà mau lành vết thương, sát trùng thì có khả năng cao chân của chúng sẽ bị sưng lên nhanh chóng. Sưng chân là biểu hiện của việc bộ phận này đã bắt đầu bị nhiễm trùng và có thể khiến chúng khó đi lại thậm chí là liệt chân nếu không điều trị kịp thời. 

Vần vò quá nhiều cũng rất dễ khiến gà bị kiệt quệ về sức lực. Không những vậy việc tập luyện quá sức sẽ khiến đầu gối chiến kê bị quá tải. Từ đó gây nên tình trạng sưng vù mất kiểm soát ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Xem thêm : Cách trị gà bị tiêu chảy

Những loại bệnh khiến gà dễ sưng chân

Ngoài ra, việc mắc phải những bệnh lý dễ lây truyền ở gia cầm cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà bị sưng chân

Gà mắc bạch lỵ

Bệnh bạch lỵ chủ yếu thường mắc phải ở những cá thể gà con không được tiêm phòng một cách đầy đủ. Ngoài biểu hiện bị sưng chân bạch lỵ còn gây những triệu chứng sau ở gà con: phân màu trắng, dính bết xung quanh hậu môn, có những đốm hoại tử màu trắng ở nội tạng.

Nếu gà con không được chữa trị kịp thời sẽ dễ bị tật, lê lết thậm chí tử vong trong vòng vài ngày. Triệu chứng sưng chân ở bệnh này hầu như không hay bắt gặp ở gà trưởng thành. 

gà bị sưng chân
Những căn bệnh khiến gà dễ bị sưng chân và kèm theo nhiều biểu hiện khác

Gà mắc lậu đế

Gà bị sưng chân do mắc lậu đế là tình trạng rất hay bắt gặp hiện nay. Ngoài ra người ta còn gọi bệnh lý này với cái tên như sưng củ bàn, sưng bàn chân hoặc lòng bàn chân gà. 

Do chân gà tiếp xúc với những vật chứng nhọn hoen gỉ như chuồng sắt, sàn bê tông. Lâu dần, phần bị sưng trên chân gà sẽ có dấu hiệu bị cứng lại hoặc chai sạn. Nếu trở nặng bộ phận này ở gà có khả năng bị nhiễm trùng do nền chuồng bẩn. 

Gà mắc tụ huyết trùng

Gà bị sưng chân do tụ huyết trùng sẽ đi kèm với rất nhiều biểu hiện khác như: ốm yếu, rối loạn thần kinh, chán ăn dẫn đến gầy gò. Bệnh này hay bị bắt gặp ở các cá thể gà đòn, gà thịt khiến chúng không thể đi lại dễ dàng. 

Những phương pháp chữa gà bị sưng chân hiệu quả

Để chữa trị gà bị sưng chân một cách hiệu quả sư kê cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là những cách phục hồi gà mắc sưng chân do chấn thương vật lý và do bệnh lý hiệu quả nhất! 

Chữa gà bị sưng chân do chấn thương vật lý

Nếu gà bị sưng chân do gặp những chấn thương vật lý như vần vò, bị ngã,… thì sư kê có thể điều trị dễ dàng bằng những cách sau:

  • Kiểm tra vị trí đau của gà, xem thử gà đau ở gân hay khớp chân, bàn chân.
  • Kiểm tra vết thương, tiến hành sát trùng và rửa thường xuyên bằng nước muối cho chiến kê. 
  • Cho gà nghỉ ngơi thư giãn một thời gian ở nơi sạch sẽ và thoáng mát. Tránh để gà đi lại làm tăng việc phù nề và nhiễm trùng. 
  • Bóp thuốc từ dân gian kết hợp với việc chườm nóng, chườm lạnh giúp làm tan những vết bầm tím do viêm nhiễm và bị tác động mạnh. 
  • Lặp đi lặp lại việc chăm sóc và xoa bóp cho gà tầm 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả vượt trội. 

Cách chữa gà bị sưng chân lậu đế nặng

Đối với những cá thể gà bị sưng chân lậu đế nặng, ra mủ trắng thì cần phải xử lý theo cách như sau:

  • Chuẩn bị bông băng, thuốc đỏ, oxy già, cồn dao kéo và tiến hành sát trùng vị trí bị sưng viêm.
  • Đầu tiên chủ nuôi rửa sạch phần bị lậu đế, lấy dao kéo đã được sát trùng cắt bỏ đi những phần thịt thừa bị thối. 
  • Sau đó lại dùng oxy già, cồn để rửa sạch vết thương cho gà. 
  • Tiến hành bôi thuốc, quấn bông băng để tránh việc chân gà bị nhiễm trùng.
  • Rửa sạch và thay băng cho gà đá mỗi sáng và tối, ngày 2 lần.
  • Nếu gà có biểu hiện sưng kèm theo đó là sốt kéo dài thì hãy cho chúng sử dụng Alpha Choay để giảm sưng, giảm phù nề.
  • Thực hiện liên tục lặp đi lặp lại trong vòng 1 tuần để tình trạng sưng chân gà được đánh bay triệt để. 
gà bị sưng chân
Tổng hợp cách chữa gà sưng chân vật lý và lậu đế nặng

Phương pháp chữa trị gà bị sưng chân do tụ huyết trùng

Nếu gà có biểu hiện sưng phù chân do tụ huyết trùng thì khả năng cao bệnh đã trở nặng, khó cứu chữa. Lúc này, sư kê cần phải điều trị tích cực kỳ may chăng gà mới có thể sống được.

Khi thấy những biểu hiện bệnh lý trên người nuôi lập tức tách gà bệnh ra khỏi đàn. Nuôi nhốt để chúng không tiếp tục di chuyển và tiếp xúc với cá thể khác. Sau đó có thể cho gà sử dụng ngay những loại kháng sinh như: streptomycin, chlortetracycline hoặc có thể là Sulfamid.  

Tuy nhiên, trước khi sử dụng sư kê nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân đo liều lượng hợp lý cho cơ thể gà. 

gà bị sưng chân
Boga388 bật mí cách trị gà sưng chân do bệnh tụ huyết trùng

Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp sư kê hiểu hơn về bệnh lý gà bị sưng chân. Đây là kiến thức nuôi gà đặc biệt quan trọng đòi hỏi chủ nuôi phải thường xuyên cập nhật mỗi ngày. Cảm ơn tất cả quý bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ từ kiến thức nuôi gà của Boga388.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *